Thành tựu và hạn chế Triết_học_cổ_điển_Đức

Thành tựu

Điều quan trọng nhất mà triết học cổ điển Đức làm được đó là tạo nên những yếu tố của chủ nghĩa Marx-Lenin. Rõ ràng nhất đó là phương pháp luận biện chứng của Hegel và thế giới quan duy vật của Feuerbach.

Triết học cổ điển Đức đã mang lại cái nhìn mới về thực tiễn xã hội và lịch sử nhân loại. Các nhà triết học thuộc trào lưu này đã đánh giá rằng con người là nền tảng, xuất phát điểm của một vấn đề triết học. Đây là sự kế tục lớn tư tưởng triết học cổ đại và triết học Phục hưng. Nếu như Kant coi con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của hoạt động, khăng định hoạt động thực tiễn cao hơn lý luận thì Hegel coi bản thân lịch sử loài người là lịch sử về phương thức tồn tại của con người, coi con người là những cá thể có thể làm chủ vận mệnh của mình. Thêm vào đó, các nhà triết học cổ điển Đức đã đề cao sức mạnh trí tuệ và khả năng hoạt động của con người. Họ cho rằng con người có thể cải tạo thế giới. Họ cũng cho rằng con người là chủ thể của và kết quả của toàn bộ nền văn minh.

Tuy từ lập trường duy tâm là chủ yếu, các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên hệ thống triết học độc đáo, đậm chất phương pháp luận biện chứng. Ngay như ở trên, ta cũng thấy hầu hết các nhà triết học này đều sử dụng lập trường biện chứng. Đồng thời, họ cũng là những người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền triết học vạn năng, coi triết học là khoa học của các môn khoa học[1].

Hạn chế

Hạn chế lớn nhất của các nhà triết học cổ điển Đức đó là họ đã không giải quyết mâu thuẫn giữa sự tiến bộ về tư tưởng triết học và sự bảo thủ về lập trường chính trị. Không giống như các nhà triết học Pháp cùng thời, các nhà triết học Đức này không dám đấu tranh mạnh mẽ, không có những cuộc cải cách quan trọng. Tuy có tư tưởng lật đổ Nhà nước đương thời và giáo hội, nhưng họ lại không công khai.

Thêm vào đó, các nhà triết học cổ điển Đức, hầu hết trong số họ, đều theo chủ nghĩa duy tâm. Họ cho rằng không thể giải thích thế giới nếu không có điều đó. Bản chất của vật tự thể, khái niệm triết học của Kant, là một sự duy tâm. Trong khi đó, Hegel giải thích buổi sơ khai của vũ trụ là cái gì đó rất thần bí. Đây là vỏ bọc vững chắc cho nền triết học Đức thời kỳ này

Một hạn chế nữa của triết học Đức thời kỳ này, đó là xây dựng một nền triết học trừu tượng. Tư tưởng của họ không đi vào thực tiễn, họ chỉ đấu tranh về mặt tư tưởng chứ không hề đả động trực tiếp tời các thế lực nắm quyền tại Đức lúc đó. Vì tất cả những điều trên, các nhà triết học này đã làm cho nước Đức có những bước đi ì ạch để phát triển.

Ngoài ra, còn có thể kể thêm như việc họ lại dễ dàng thỏa hiệp với giai cấp tư sản; vào cuối thời kỳ triết học này, Feuerbach lại phủ lên đó một lập trường siêu hình[1].